Listening

Tăng band điểm IELTS Listening với phương pháp luyện nghe tiếng Anh thụ động

Kỹ năng Listening là một trong những yếu tố quan trọng để đạt điểm cao trong kỳ thi IELTS. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể dành thời gian để luyện nghe một cách tập trung mỗi ngày. Chính vì vậy, nghe tiếng Anh thụ động (Passive Listening) trở thành một phương pháp hữu ích, giúp người học làm quen với ngôn ngữ một cách tự nhiên và hiệu quả. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu cách áp dụng phương pháp này để cải thiện điểm số IELTS Listening nhé!

Nội dung trong bài:


I. Nghe tiếng Anh thụ động là gì?

Nghe tiếng Anh thụ động (Passive Listening) là phương pháp tiếp nhận ngôn ngữ qua việc lắng nghe một cách tự nhiên, không cần tập trung cao độ. Dù không tập trung hoàn toàn, não bộ vẫn có khả năng ghi nhận và làm quen với ngôn ngữ.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng nghe thụ động không phải là phương pháp chính để cải thiện kỹ năng Listening. Hãy coi đây là một công cụ hỗ trợ, giúp bạn làm quen với ngữ điệu, cách phát âm và nhịp điệu của tiếng Anh, từ đó hỗ trợ quá trình học tập một cách tự nhiên hơn.


II. Vì sao nên luyện nghe tiếng Anh thụ động?

1. Hạn chế thói quen dịch tiếng Việt trong đầu

Luyện nghe tiếng Anh thụ động thường xuyên giúp bạn “đắm chìm” trong ngôn ngữ hàng ngày, dần tạo ra phản xạ tự nhiên cho não bộ. Khi nghe liên tục, não của bạn sẽ tự động ghi nhận cách người bản xứ sử dụng từ ngữ, ngữ pháp, và nhấn nhá câu từ. Điều này giúp bạn loại bỏ bước dịch thuật từng từ trong đầu, tăng khả năng hiểu ngôn ngữ trực tiếp mà không cần thông qua tiếng mẹ đẻ.

2. Xây dựng tư duy ngôn ngữ bản ngữ

Nghe thụ động không chỉ giúp bạn làm quen với cách phát âm chuẩn mà còn giúp não bộ tự động xây dựng một “hệ thống ngôn ngữ” gần giống với người bản xứ. Quá trình này cho phép bạn nhận diện từ ngữ, cụm từ và cách sử dụng câu trong ngữ cảnh thực tế. Theo thời gian, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn khi giao tiếp và dễ dàng hiểu được nội dung của các cuộc trò chuyện tiếng Anh mà không cần nỗ lực nhiều.

3. Tăng vốn từ vựng và cấu trúc ngữ pháp

Luyện nghe thụ động cũng là một cách hiệu quả để mở rộng vốn từ vựng và cấu trúc ngữ pháp một cách tự nhiên. Khi bạn nghe đi nghe lại các đoạn hội thoại hoặc bài nói, não bộ sẽ tự động nhận diện những từ hoặc cấu trúc lặp lại nhiều lần. Điều này giúp bạn học từ mới trong ngữ cảnh cụ thể và hiểu sâu hơn cách sử dụng từ trong câu. Không chỉ ghi nhớ, bạn còn biết cách áp dụng chúng vào bài nói hoặc viết một cách tự nhiên hơn.


III. Các bước đơn giản luyện nghe tiếng Anh thụ động hiệu quả

Bước 1: Lựa chọn nguồn nghe phù hợp

  • Nguồn nghe chính thống:

Để đạt hiệu quả cao, bạn cần chọn các nguồn nghe uy tín và chuẩn bản ngữ như podcasts, kênh radio, hoặc video trên YouTube. Những kênh như BBC Learning English, TED Talks, hoặc VOA Learning English không chỉ cung cấp thông tin chính xác mà còn giúp bạn tiếp cận nhiều giọng nói và ngữ điệu khác nhau, từ đó cải thiện khả năng nghe toàn diện.

  • Phù hợp với trình độ của bạn:

Nguồn nghe phù hợp là yếu tố then chốt giúp bạn không nản lòng. Nếu hiểu được khoảng 60-80% nội dung, đây là nguồn nghe lý tưởng để rèn luyện. Ngược lại, nếu chỉ hiểu được 40-50%, bài nghe có thể quá khó và khiến bạn dễ từ bỏ. Hãy luôn chọn tài liệu phù hợp với trình độ hiện tại để duy trì động lực học tập.

  • Chọn chủ đề yêu thích

Học sẽ dễ dàng hơn khi bạn cảm thấy hứng thú. Nếu bạn đam mê thời trang, hãy chọn các video từ kênh Vogue. Nếu yêu thích phim ảnh, các bài phỏng vấn trên The Graham Norton Show sẽ là lựa chọn lý tưởng. Chủ đề yêu thích không chỉ giúp bạn học tập thoải mái hơn mà còn làm tăng khả năng tiếp thu và ghi nhớ ngôn ngữ.

Tuy nhiên khi chọn nội dung yêu thích, bạn hãy cố gắng cởi mở luyện nghe với nhiều giọng điệu khác nhau. Đừng chỉ tập trung vào một accent duy nhất (như Anh-Anh hay Anh-Mỹ). Việc luyện nghe các giọng khác nhau như Anh-Úc giúp bạn sẵn sàng đối phó với mọi tình huống không chỉ trong kỳ thi IELTS mà còn ở ngoài đời.

Bước 2: Nghe chuyên sâu (Intensive Listening)

Intensive Listening, hay luyện nghe chuyên sâu, là phương pháp rèn luyện kỹ năng nghe nhằm hiểu sâu và nắm bắt hầu như toàn bộ thông tin từ một đoạn ghi âm ngắn, thường kéo dài từ 3-5 phút. Phương pháp này yêu cầu mức độ tập trung cao, giúp bạn hiểu rõ không chỉ ý chính mà còn cả các chi tiết và mối liên hệ logic giữa các thông tin.

Trong bài thi IELTS Listening, Intensive Listening thường áp dụng cho Part 2 và Part 3, nơi bạn cần đối mặt với các đoạn hội thoại hoặc bài giảng học thuật có nội dung phức tạp. Việc luyện tập phương pháp này sẽ giúp bạn phân biệt thông tin đúng – sai, tránh bẫy, đồng thời cải thiện tốc độ xử lý thông tin một cách hiệu quả.

Cách học Intensive Listening

  • Xử lý đề bài trước khi nghe

Trước khi bắt đầu bài nghe, việc đọc hiểu đề bài là bước tối quan trọng. Bạn cần tận dụng 30 giây chuẩn bị để làm quen với câu hỏi, gạch chân các từ khóa và dự đoán nội dung bài nghe. Đây cũng là lúc bạn tìm hiểu nghĩa và các cách paraphrase của từ vựng trong câu hỏi, đặc biệt với những từ chuyên ngành hoặc khái niệm trừu tượng.

  • Luyện nghe với công cụ áp dụng phương pháp Intensive Listening

Một cách luyện tập hiệu quả là sử dụng công cụ học tập chuyên biệt như Mochi Listening. Mochi Listening là khóa học được xây dựng dựa trên phương pháp Intensive Listening, cho phép bạn cải thiện khả năng nghe và hiểu tiếng Anh thông qua các bài nghe ngắn được cá nhân hóa theo trình độ của bạn. Đặc biệt, lộ trình học được chia thành 3 bước nghe sâu rõ ràng:

Bước 1: Nghe bắt âm

Mochi Listening cung cấp danh sách từ vựng quan trọng liên quan đến bài nghe dưới dạng flashcard thông minh, bao gồm: nghĩa của từ giúp hiểu ngữ cảnh sử dụng, phiên âm chuẩn, audio phát âm giúp cải thiện khả năng nghe và bắt âm hiệu quả. Việc học từ vựng trước khi nghe không chỉ giúp bạn làm quen với các từ và cụm từ quan trọng mà còn tạo nền tảng vững chắc để nhận diện nội dung trong bài nghe nhanh chóng và chính xác hơn.

Bước 2: Nghe vận dụng

Tại bước này, bạn sẽ được rèn luyện khả năng nghe hiểu thông qua: các bài tập trắc nghiệm tương ứng với nội dung video hoặc đoạn hội thoại. Sau khi hoàn thành, Mochi Listening sẽ phân tích đáp án nhanh chóng, giúp bạn nhận ra lỗi sai và hiểu rõ hơn cách chọn đáp án chính xác. 

Bước 3: Nghe chi tiết

Ở bước cuối cùng, bạn sẽ tập trung vào dạng bài tập điền từ vào ô trống (gap-fill). Sau đó, Mochi Listening sẽ cung cấp transcript chi tiết kèm theo bản dịch và highlight các từ vựng quan trọng và cấu trúc phức tạp, giúp bạn học thêm nhiều cách diễn đạt và mở rộng vốn từ vựng.

  • Ghi chú khi nghe

Khi nghe, việc ghi chú (note-taking) là kỹ năng không thể thiếu để nắm bắt các thông tin quan trọng. Bạn cần ghi lại những từ khóa, cụm từ được paraphrase hoặc các dấu hiệu logic như từ nối (however, because, therefore) xuất hiện trong đoạn nghe. Điều này không chỉ giúp bạn xác định đáp án đúng mà còn loại trừ các đáp án sai. Việc ghi chú sẽ giúp bạn so sánh trực tiếp thông tin trong bài nghe với các lựa chọn, từ đó tránh được các bẫy như đáp án sử dụng từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa gây nhầm lẫn.

Bước 3: Nghe đi nghe lại thụ động

Nghe lặp đi lặp lại giúp bạn phát hiện thêm những chi tiết mình chưa nắm bắt ở lần đầu. Ban đầu, bạn có thể hiểu 60%, nhưng sau 3-4 lần nghe, khả năng nắm bắt nội dung sẽ tăng đáng kể. Điều này không chỉ cải thiện độ hiểu mà còn giúp bạn làm quen với cách phát âm, ngữ điệu và cách sử dụng từ ngữ trong bối cảnh cụ thể.

Tuy nhiên, lời khuyên cho bạn là đừng thay đổi bài nghe quá sớm. Hãy tập trung nghe một bài vài lần trước khi chuyển sang bài mới. Việc đổi bài nghe mỗi ngày có thể khiến bạn không thực sự hiểu rõ nội dung, dẫn đến cảm giác thất vọng và mất động lực. Sự kiên nhẫn chính là chìa khóa để luyện nghe thụ động hiệu quả.

Nghe tiếng Anh thụ động là phương pháp hiệu quả giúp bạn làm quen với ngôn ngữ tự nhiên, phù hợp với những người bận rộn. Tuy nhiên, để đạt kết quả cao trong kỳ thi IELTS Listening, bạn cần kết hợp phương pháp này với luyện nghe chuyên sâu và lựa chọn tài liệu phù hợp với trình độ. Sự kiên trì và tận dụng các công cụ hỗ trợ sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể khả năng nghe và tăng cơ hội đạt điểm cao.