Tips và thông tin

Lộ trình tự học IELTS hiệu quả trong vòng 3 tháng 

Có thể nói IELTS không còn là một thuật ngữ xa lạ với những người học tiếng Anh hiện nay. Bài viết này sẽ gợi ý cho bạn lộ trình tự học IELTS hiệu quả trong vòng 3 tháng, qua đó bạn có thể tham khảo và tự thiết kế riêng lộ trình phù hợp cho bản thân.

Nội dung có trong bài:


Chặng 1: Xây dựng nền tảng vững chắc

Thời gian luyện tập: 20 ngày

Ngữ pháp

Ngữ pháp là nền tảng quan trọng giúp bạn đạt điểm cao trong cả 4 kỹ năng của IELTS. Để tối ưu hóa việc ôn tập, bạn nên chia nhỏ ngữ pháp thành các chủ đề quan trọng và luyện tập song song với việc áp dụng vào bài tập thực tế. Dưới đây là các chủ đề ngữ pháp cần tập trung và cách ôn luyện hiệu quả:

  • Hiểu rõ và ứng dụng 9 thì cơ bản thường được dùng trong văn nói và văn viết: thì hiện tại đơn, thì hiện tại tiếp diễn, thì hiện tại hoàn thành, thì quá khứ đơn, thì quá khứ tiếp diễn, thì quá khứ hoàn thành, thì tương lai đơn, thì tương lai tiếp diễn, thì tương lai hoàn thành.
  • Phân biệt các loại từ cơ bản và cách sử dụng chúng: danh từ, tính từ, động từ, trạng từ, cụm danh từ, cụm tính từ, cụm động từ…
  • Nắm vững cấu trúc câu: câu đơn, câu ghép, câu phức.
  • Nắm chắc các quy tắc trật tự từ trong câu.
  • Nhận biết và hiểu cách ứng dụng của các từ chỉ định tính, định lượng như much/many, some, a lot/ a lot of, little/few, a little/ a few.
  • Ứng dụng linh hoạt các loại câu bị động, câu gián tiếp
  • Sử dụng thành thạo mệnh đề quan hệ
  • Sử dụng liên từ và giới từ một cách chính xác

Từ vựng

Từ vựng trong IELTS rất đa dạng, nhưng tập trung vào một số chủ đề thường gặp sẽ giúp bạn học nhanh hơn:

  • Tập trung vào các chủ đề thường gặp trong IELTS: Education, Environment, Health, Technology…
  • Học theo cụm từ (collocations)
  • Ví dụ: “Make a decision” (quyết định) thay vì học mỗi từ “decision” (sự quyết định).
  • Học theo phương pháp Spaced Repetition để ghi nhớ từ vựng lâu dài: Lặp lại từ đã học theo chu kỳ thời gian tăng dần (1 ngày, 3 ngày, 7 ngày, 14 ngày…).
  • Sử dụng Flashcards: Dùng các ứng dụng như Quizlet hoặc Anki để học và ôn tập từ vựng hàng ngày.
  • Luyện tập qua việc viết câu và các đoạn văn, bài luận ngắn.

Phát âm

Học bảng IPA và âm cơ bản: Học cách phát âm từng âm cơ bản để tránh lỗi sai phổ biến.

Ví dụ: /i:/ (sheep) và /ɪ/ (ship) thường bị nhầm lẫn.

Các bước cải thiện phát âm

  • Nghe và nhại lại (Shadowing): Bạn có thể chọn các đoạn hội thoại ngắn từ kênh BBC Learning English để nghe, sau đó tạm dừng và nhại lại theo đúng nhịp điệu, ngữ điệu
  • Hãy lưu ý luyện tập phát âm đầy đủ âm cuối
  • Luyện tập nối âm
  • Thực hành nhấn đúng trọng âm từ và câu.

Tài liệu ôn tập:

  • English Grammar in Use
  • Cambridge Vocabulary for IELTS
  • Pronunciation in Use (Cambridge)
  • Ship or Sheep

Chặng 2: Nắm vững dạng bài

4 dạng đề thường gặp trong IELTS Listening

  • Multiple Choices (Chọn đáp án đúng): Tập trung vào từ khóa trong câu hỏi, chú ý đến cách diễn đạt khác đi trong bài nghe.
  • Short Answers (Câu trả lời ngắn)/Sentence Completion (Điền từ còn thiếu cho câu): Chỉ điền đúng số lượng từ yêu cầu (ví dụ: “NO MORE THAN TWO WORDS”).
  • Map/Table/Diagram Labelling: Hãy làm quen với từ chỉ phương hướng (north, south, left, right).
  • Table Completion (Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong bảng): Điền thông tin còn thiếu vào bảng, ghi chú hoặc biểu mẫu.Xác định ngữ pháp phù hợp (số ít/số nhiều, động từ/danh từ).

7 dạng đề thường gặp trong IELTS Reading

  • True/False/Not Given (Đánh giá đúng, sai mỗi dữ kiện được đưa ra): Đánh giá thông tin có đúng, sai, hay không được đề cập.Hãy chú ý từ đồng nghĩa và cách diễn đạt gián tiếp trong bài
  • Completion (Điền vào chỗ trống): Hoàn thành câu bằng cách tìm thông tin phù hợp từ đoạn văn.
  • Multiple Choices (Chọn đáp án đúng): Lựa chọn câu trả lời đúng dựa trên thông tin trong bài đọc.
  • Matching Headings (Chọn tựa đề mỗi đoạn): Nối tiêu đề phù hợp với từng đoạn văn. Đọc ý chính từng đoạn thay vì đọc toàn bộ chi tiết.
  • Matching Features (Nối đặc điểm): Sử dụng kỹ năng Scanning và phân tích từng câu có xuất hiện người/địa điểm nổi bật trong phần đáp án.
  • Short Answers (Câu trả lời ngắn): Gạch chân keywords, chú ý đến số lượng từ yêu cầu. Trả lời hoàn toàn bằng thông tin đưa ra trong bài đọc, không suy luận.
  •  Completing Diagrams (Hoàn thành biểu đồ): Cố gắng hiểu ý chính của biểu đồ, gạch chân từ khóa, xác định loại từ cần điền và không vượt quá số lượng từ được yêu cầu.

Phần Speaking

IELTS Speaking gồm 3 phần (Parts), mỗi phần có đặc điểm riêng.

Part 1: Introduction and Interview: Phần này thường sẽ hỏi những câu hỏi xoay quanh bản thân, gia đình, công việc, sở thích. Bạn chỉ cần trả lời một cách ngắn gọn, tự nhiên và không lan man. Chú ý sử dụng đúng ngữ pháp.

Part 2: Long Turn: Phần này bạn cần trả lời trong vòng 2 phút về một chủ đề cho trước. Bạn được phép lên ý tưởng, lập dàn ý nhanh trong vòng 1 phút sau khi xem đề. Hãy chú ý sắp xếp các ý rõ ràng, logic theo thứ tự: Introduction → Main Points → Conclusion.

Part 3: Discussion: Ở phần này giám khảo sẽ hỏi một số câu hỏi liên quan đến chủ đề ở phần 2, yêu cầu bạn giải thích sâu hơn. Bạn có thể đưa ra các ví dụ thực tế để mình họa cho quan điểm của mình thêm thuyết phục.

Phần Writing

IELTS Writing gồm 2 bài (Task 1 và Task 2), mỗi bài có yêu cầu khác nhau.

Writing Task 1:

Các dạng bài thường gặp:

  • Biểu đồ đường (Line Graph), biểu đồ cột (Bar Chart), biểu đồ tròn (Pie Chart): Yêu cầu miêu tả xu hướng hoặc so sánh dữ liệu.
  • Bảng số liệu (Table), biểu đồ kết hợp (Mixed Charts): So sánh dữ liệu từ nhiều nguồn.
  • Bản đồ (Map), quy trình (Process): Miêu tả sự thay đổi hoặc giải thích các bước. 

Mẹo:

  • Sử dụng các từ vựng mô tả xu hướng: increase, decrease, fluctuate, remain stable.
  • Sắp xếp câu trả lời theo logic: Tổng quan → Miêu tả chi tiết từng phần.

Writing Task 2:

Các dạng câu hỏi thường gặp:

  • Opinion (Agree or Disagree): Đưa ra quan điểm về một vấn đề.
  • Discussion (Discuss Both Views): Trình bày hai quan điểm trái chiều và kết luận.
  • Problem and Solution: Xác định vấn đề và đề xuất giải pháp.
  • Advantages and Disadvantages: Nêu lợi ích và hạn chế của một hiện tượng.

Mẹo:

  • Lập dàn ý trước khi viết: Introduction → Body (2-3 đoạn) → Conclusion.
  • Sử dụng các cụm từ liên kết (linking phrases): However, In contrast, Furthermore.

Tài liệu gợi ý 

  • Cambridge IELTS Practice Tests
  • Cambridge Vocabulary for IELTS
  • IELTS Speaking Success by Mark Allen
  • Collins – Get ready for IELTS Writing
  • Tài liệu online: BBC Learning English, Rachel’s English,…

Chặng 3: Ôn luyện theo từng kỹ năng

Phần Listening & Reading

Bạn cần ưu tiên luyện đề từ các nguồn uy tín như Cambridge Practice Test for IELTS (từ tập 5 đến 15). Bộ sách này cung cấp các bài nghe sát với đề thi thực tế, giúp bạn quen thuộc với cấu trúc và dạng câu hỏi phổ biến. Với kỹ năng Listening, bạn có thể tận dụng các tài liệu trực tuyến như IELTS Online Tests hoặc các bài nghe từ BBC Learning English và TED Talks để cải thiện khả năng nghe hiểu. 

Đối với kỹ năng Reading, học viên hãy áp dụng các chiến lược như đọc lướt (skimming) để nắm ý chính, tìm thông tin cụ thể (scanning) và đọc chi tiết khi cần. Sau mỗi bài, bạn nên phân tích kỹ các câu trả lời sai để hiểu rõ cách ra đề và cải thiện khả năng đọc hiểu. Việc mở rộng vốn từ và nắm vững các cấu trúc câu cũng sẽ giúp bạn rất nhiều trong quá trình đọc hiểu văn bản. 

Để luyện tập hiệu quả, bạn nên kết hợp phương pháp 3 bước nghe sâu cùng Mochi Listening. Đây là ứng dụng luyện nghe tiếng Anh cung cấp kho tàng bài học phong phú và đa dạng, giúp bạn tiếp cận với nhiều ngữ cảnh thực tế, từ đó nâng cao kỹ năng ngôn ngữ một cách toàn diện.Trong quá trình luyện tập, hãy dành thời gian phân tích kỹ các lỗi sai, tìm hiểu nguyên nhân để khắc phục triệt để. Thông qua việc lặp lại bài nghe theo 3 bước nghe sâu: Nghe bắt âm, Nghe vận dụng, Nghe chi tiết, bạn có thể ghi nhớ từ vựng và cấu trúc ngữ pháp một cách hiệu quả. Các bài nghe của Mochi Listening giúp bạn làm quen với các chủ đề thường gặp trong đề thi IELTS: Family, School, Education, Science, Sports, Career, Economics, Politics,… 

Phần Speaking

Để đạt điểm cao phần thi Speaking, bạn cần đặc biệt chú trọng luyện tập Part 2, phần yêu cầu trình bày một bài nói kéo dài 1-2 phút. Hãy thu thập các đề thi mẫu và tự luyện tập tại nhà bằng cách đứng trước gương, ghi âm, hoặc luyện nói với người khác. Phương pháp đứng trước gương giúp bạn tự tin hơn và cải thiện ngôn ngữ cơ thể khi nói. Trong khi đó, việc ghi âm sẽ giúp bạn nhận ra lỗi sai về phát âm, ngữ điệu hoặc cấu trúc câu để dần dần cải thiện.

Tương tác với giảng viên, bạn bè, hoặc người bản xứ sẽ nâng cao phản xạ ngôn ngữ và khả năng diễn đạt. Khi luyện tập, hãy nhờ họ nhận xét về nội dung, cách trình bày và sự tự nhiên trong câu trả lời của bạn. Ngoài ra, việc mở rộng vốn từ vựng và các cụm từ học thuật theo chủ đề phổ biến như giáo dục, công nghệ, hay du lịch cũng rất quan trọng. 

Bên cạnh Part 2, bạn cũng cần luyện Part 3 bằng cách trả lời theo cấu trúc rõ ràng: nêu ý chính, giải thích và minh họa bằng ví dụ. Điều này giúp câu trả lời trở nên mạch lạc và logic hơn. Ví dụ, với câu hỏi “Why do people prefer online learning?”, bạn có thể nhấn mạnh lợi ích tiết kiệm thời gian, giải thích bằng cách so sánh với học truyền thống, và đưa ví dụ thực tế từ các nền tảng trực tuyến. Sự tự tin và chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ là chìa khóa giúp bạn đạt điểm cao trong phần thi Speaking.

Phần Writing

Với kỹ năng Writing, bạn sẽ bắt đầu bằng việc luyện tập Task 1 trước khi chuyển sang Task 2. Task 1 yêu cầu khả năng mô tả biểu đồ, vì vậy hãy tập trung vào việc viết Overview rõ ràng và miêu tả các xu hướng chính bằng những cấu trúc học thuật như “The most noticeable trend is…” hay “There was a sharp increase in…”. Sau khi đã nắm vững kỹ thuật viết Task 1, bạn chuyển sang Task 2, đây là phần khó hơn, đòi hỏi kỹ năng lập luận chặt chẽ và khả năng sử dụng từ vựng, ngữ pháp linh hoạt. Task 2 yêu cầu bạn trả lời đúng trọng tâm câu hỏi, phát triển luận điểm một cách logic và liên kết mạch lạc giữa các ý. Các tài liệu như Collins – Get Ready for IELTS Writing hay Collins – Writing for IELTS sẽ là nguồn tham khảo tuyệt vời, cung cấp bài mẫu chất lượng cùng hướng dẫn chi tiết.

Trong suốt quá trình luyện viết, bạn cần duy trì thói quen viết hàng ngày, nhờ giáo viên hoặc bạn bè chấm bài và phân tích lỗi sai để cải thiện. Bên cạnh đó, hãy đọc và phân tích các bài mẫu band 7.0+ để học cách triển khai ý tưởng, sử dụng từ vựng đa dạng và tổ chức bài viết hiệu quả. Việc ghi chú lại các lỗi phổ biến của bản thân cũng rất cần thiết, giúp bạn tránh lặp lại những sai lầm trong tương lai.


Chặng cuối: Luyện đề

Ở giai đoạn luyện đề, việc căn thời gian làm bài sát với thi thật là điều cần thiết để rèn luyện khả năng quản lý thời gian và giảm căng thẳng khi làm bài. Sau mỗi bài, hãy kiểm tra số câu sai, phân tích kỹ nguyên nhân và làm lại để khắc phục triệt để. Chú trọng sửa lỗi là cách hiệu quả để cải thiện điểm số thay vì chỉ làm nhiều đề mà không rút kinh nghiệm. Việc tập trung vào chất lượng hơn số lượng sẽ giúp bạn nắm chắc các dạng câu hỏi và nâng cao kỹ năng xử lý bài thi.

Ngoài ra, hãy kết hợp phương pháp immerse tiếng Anh bằng cách thường xuyên nghe podcast, xem video hoặc đọc tài liệu bằng tiếng Anh. Điều này không chỉ cải thiện kỹ năng ngôn ngữ mà còn giúp bạn quen thuộc với cách diễn đạt tự nhiên trong các bài thi. Luyện đề kết hợp với việc “đắm chìm” trong tiếng Anh hàng ngày sẽ giúp bạn xây dựng sự tự tin và linh hoạt hơn khi bước vào kỳ thi chính thức.


Bí kíp tự học IELTS hiệu quả

  • Đặt mục tiêu rõ ràng: Việc xác định mục tiêu cụ thể, như điểm số mong muốn hoặc số lượng bài tập cần hoàn thành mỗi ngày, sẽ giúp bạn duy trì động lực và tập trung vào việc học. Có một kế hoạch học tập rõ ràng sẽ giúp bạn theo dõi tiến độ và tránh bị lạc hướng trong suốt quá trình ôn luyện.
  • Tuân thủ thời gian biểu: Xây dựng một thời gian biểu hợp lý và nghiêm túc tuân thủ nó để đảm bảo bạn dành đủ thời gian cho từng kỹ năng. Việc này không chỉ giúp bạn sắp xếp công việc hợp lý mà còn tăng cường sự cam kết trong việc đạt mục tiêu.
  • Lựa chọn không gian học yên tĩnh: Chọn một không gian học tập ít xao lãng, nơi bạn có thể tập trung tối đa vào việc học. Tắt các thông báo từ thiết bị di động và hạn chế các yếu tố gây phân tâm sẽ giúp bạn nâng cao hiệu quả học tập.
  • Chọn tài liệu học uy tín: Đảm bảo tài liệu học đến từ các nguồn đáng tin cậy như IDP, British Council, hoặc các trường đại học như Cambridge, Oxford. Những tài liệu này sẽ giúp bạn nắm vững kiến thức chính xác và phù hợp với định dạng kỳ thi thật.
  • Chia nhỏ mục tiêu: Thay vì ôn luyện toàn bộ kiến thức một lần, hãy chia nhỏ mục tiêu thành các phần dễ quản lý. Việc này giúp bạn không bị choáng ngợp và giữ được động lực, đồng thời cũng tạo ra cảm giác thành công sau mỗi mục tiêu hoàn thành.
  • Duy trì thói quen học đều đặn: Học đều đặn mỗi ngày sẽ giúp bạn củng cố kiến thức dần dần mà không bị áp lực vào những ngày gần thi. Điều này cũng giúp bạn giảm căng thẳng và chuẩn bị tốt hơn cho kỳ thi.

Chinh phục IELTS trong 70 ngày không phải là một nhiệm vụ dễ dàng, nhưng với một lộ trình học tập hợp lý và kiên trì, bạn hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu của mình. Bằng cách xây dựng nền tảng vững chắc, luyện tập từng kỹ năng một cách có chiến lược, và kết hợp với việc sử dụng tài liệu học uy tín, bạn sẽ tiến gần hơn đến điểm số mong muốn. Quan trọng nhất là duy trì sự tập trung, quản lý thời gian học hiệu quả, và không ngừng cải thiện qua từng ngày. Hãy nhớ rằng, sự kiên trì và chuẩn bị tốt chính là chìa khóa dẫn đến thành công trong kỳ thi IELTS. Chúc bạn đạt được kết quả xuất sắc và tự tin bước vào kỳ thi với tất cả những gì đã chuẩn bị!