Tips và thông tin

Lộ trình học IELTS từ con số 0 cho người mới bắt đầu

IELTS không chỉ là tấm vé mở ra cơ hội học tập và làm việc quốc tế mà còn là thước đo khả năng sử dụng tiếng Anh của bạn. Đối với người mới bắt đầu, việc xây dựng một lộ trình học hiệu quả là bước đầu tiên để chinh phục kỳ thi này. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách thiết lập lộ trình học IELTS chi tiết, rõ ràng và dễ thực hiện nhất.

Nội dung trong bài:


1. Xác Định Mục Tiêu Cụ Thể (SMART Goals)

Mục tiêu rõ ràng là nền tảng cho mọi kế hoạch thành công. Hãy áp dụng nguyên tắc SMART (Specific, Measurable, Achievable, Relevant, Time-bound) để xác định mục tiêu phù hợp:

  • Specific (Cụ thể): Bạn muốn đạt IELTS 6.5, 7.0 hay cao hơn?
  • Measurable (Đo lường được): Chia nhỏ mục tiêu như tăng 1 band điểm mỗi 3 tháng.
  • Achievable (Khả thi): Dựa trên trình độ hiện tại, đừng đặt mục tiêu quá xa vời.
  • Relevant (Liên quan): Xác định mục tiêu học IELTS để làm gì: du học, định cư hay công việc?
  • Time-bound (Thời hạn): Đặt thời gian cụ thể, ví dụ: đạt 6.5 trong 6 tháng.

Để xác định trình độ hiện tại, bạn nên tham gia các bài kiểm tra đánh giá năng lực tiếng Anh tại các trung tâm uy tín. Điều này giúp bạn biết rõ mình đang ở đâu và cần làm gì để cải thiện.


2. Lộ trình để bắt đầu khóa học IELTS cho người mới

IELTS bao gồm 4 kỹ năng: Nghe (Listening), Nói (Speaking), Đọc (Reading) và Viết (Writing). Để đạt band điểm cao, bạn cần xây dựng sự cân bằng giữa các phần này. Hãy bắt đầu từng bước với từng kỹ năng, cải thiện theo thứ tự cụ thể và lồng ghép từ vựng, ngữ pháp vào quá trình học.

2.1 Kỹ Năng Nghe (Listening)

Kỹ năng Nghe thường là thử thách lớn với người học IELTS mới vì phần này bao gồm các đoạn hội thoại và bài nói theo nhiều ngữ giọng khác nhau. Bạn sẽ gặp các giọng Anh – Anh, Anh – Mỹ, Anh – Úc trong kỳ thi thực tế.

Các dạng bài Listening:

  • Multiple Choice (Chọn đáp án đúng)
  • Form Completion (Điền vào biểu mẫu)
  • Map Labelling (Dán nhãn bản đồ)
  • Matching (Nối thông tin)
  • Sentence Completion – Summary Completion (Hoàn thành câu – Hoàn thành đoạn tóm tắt)
  • Table Completion (Hoàn thành bảng)
  • Short Answer Question (Câu trả lời ngắn)
  • Pick from a List (Chọn từ danh sách)

3 phương pháp học Listening hiệu quả:

Phương pháp 1: Nghe chuyên sâu (Intensive Listening)

Nghe chuyên sâu tập trung vào việc phân tích từng chi tiết trong bài nghe. Phương pháp này giúp cải thiện kỹ năng nghe thông qua việc chú trọng vào ngữ pháp, từ vựng và cách diễn đạt.

Cách thực hiện:

  • Chọn một đoạn băng nghe ngắn (2–5 phút) và nghe nhiều lần.
  • Ghi chép lại mọi từ và câu bạn nghe được, chú ý đến intonation và pronunciation.
  • Phân tích ngữ nghĩa và cách sử dụng ngữ pháp trong từng câu.
  • Tìm hiểu và ghi chú những từ mới hoặc cụm từ chưa quen thuộc, sau đó áp dụng chúng trong ngữ cảnh khác nhau.

Hiện nay, khóa học Mochi Listening đã áp dụng phương pháp Intensive Listening với 3 bước nghe sâu, giúp bạn cải thiện đáng kể khả năng nghe trong kỳ thi IELTS.

Mochi Listening là một khóa học do MochiMochi thiết kế, nhằm nâng cao kỹ năng nghe IELTS thông qua lộ trình học cá nhân hóa. Khóa học được xây dựng dựa trên phương pháp Intensive Listening, cho phép người học luyện nghe sâu bằng các bài nghe ngắn kèm theo bài tập nghe hiểu chi tiết. Để bắt đầu luyện nghe IELTS, bạn có thể truy cập Mochi Listening từ máy tính, điện thoại hoặc laptop. Khi vào khóa học, bạn sẽ trải qua 3 bước nghe sâu:

Bước 1: Nghe bắt âm  

Mochi Listening cung cấp từ vựng quan trọng xuất hiện trong bài nghe dưới dạng flashcard, kèm theo nghĩa, phiên âm và audio phát âm của từ. Bước này giúp bạn làm quen với từ mới trước khi vào bài nghe, từ đó bạn sẽ dễ dàng “bắt” các từ khi nghe trong các bước tiếp theo.

Bước 2: Nghe vận dụng  

Ở bước này, bạn sẽ nghe và làm các bài tập trả lời câu hỏi tương ứng với đoạn video được phát. Đây là dạng bài tập thường gặp trong đề thi IELTS. Sau khi hoàn thành bài tập, bạn có thể kiểm tra đáp án một cách nhanh chóng và chính xác. Bước này giúp bạn củng cố kỹ năng nghe hiểu và nâng cao khả năng nắm bắt thông tin để trả lời các câu hỏi.

Bước 3: Nghe chi tiết  

Ở bước này, bạn sẽ thực hiện các bài tập dạng điền từ vào ô trống. Sau khi hoàn thành, Mochi Listening cung cấp transcript chi tiết kèm theo dịch nghĩa từng câu, đồng thời highlight các từ vựng quan trọng và các cấu trúc ngữ pháp cần nhớ. Bước này giúp bạn mở rộng vốn từ, ghi nhớ các cấu trúc ngữ pháp quan trọng và rút kinh nghiệm cho các bài nghe trong tương lai.

Phương pháp 2: Luyện tập Nghe – Chép Chính Tả (Dictation)

Qua lời khuyên từ chuyên gia IELTS Simon, luyện tập chép chính tả không chỉ cải thiện kỹ năng nghe mà còn giúp bạn nhớ từ mới lâu hơn và tập trung hơn vào cách phát âm.

Cách thực hiện:

  • Lựa chọn bài nghe theo giọng Anh – Anh.
  • Nghe và ghi chép toàn bộ văn bản ra giấy mà không nhìn transcript.
  • So sánh với bản transcript và ghi chú lỗi sai.
  • Lặp lại đến khi chính xác ít nhất 50% nội dung.

Phương pháp 3: Nghe kết hợp ghi chú (Note-Taking)

Đây là một phương pháp phổ biến và đã có hiệu quả rõ rệt với nhiều người học IELTS. Việc viết ra các ý chính trong khi nghe giúp tăng khả năng nhận diện thông tin quan trọng và giảm áp lực khi làm bài thi.

Cách thực hiện:

  • Luyện tập tóm tắt các ý chính sau mỗi lần nghe.
  • Dùng các ký hiệu, từ viết tắt để rèn kỹ năng ghi chú nhanh.
  • Kiểm tra và đối chiếu với bản transcript để phân biệt được thông tin quan trọng.

Tài liệu học tiếng Anh theo 3 chặng:

Giai đoạnMục tiêuTài liệu gợi ý
Khởi độngLàm quen với IELTS và cải thiện nền tảng từ vựng, phát âm và ngữ pháp cơ bản.– Cambridge English Vocabulary in Use (Basic)- Oxford Advanced Learner’s Dictionary 
Tăng tốcLuyện tập các dạng bài nghe phổ biến, nâng cao kỹ năng bắt âm và cách nghe hiểu nội dung bài thi.– Cambridge IELTS Practice Tests (tập trung vào phần Listening)- TEDx Talks (luyện nghe từ các bài nói ngắn, giọng Anh – Anh)
Về đíchLuyện kỹ năng làm bài thực tế, tối ưu hóa điểm số cho bài nghe.– Official IELTS Practice Materials Vol 1 và Vol 2- BBC Learning English (luyện kỹ nghe hiểu trong môi trường tự nhiên và từ vựng advanced)

Lưu ý: 

  • Chọn các đoạn hội thoại cơ bản và bài nghe đơn giản trước, sau đó, từ từ nâng độ khó lên các bài nghe thuộc chủ đề học thuật trong IELTS.
  • Phần lớn bài thi IELTS Listening sử dụng giọng Anh – Anh, vì vậy hãy tập trung luyện nghe các tài liệu có giọng Anh – Anh trước.
  • Khi mới bắt đầu, không cần lo lắng về việc ghi lại từng từ một, chỉ cần viết được ý chính hoặc 50% bài nghe là bước khởi đầu tốt.

2.2 Kỹ Năng Nói (Speaking)

học ielts cho người mới bắt đầu

Nói là kỹ năng khiến nhiều người học IELTS lo lắng, nhưng cũng là kỹ năng dễ cải thiện nếu có phương pháp đúng. Phần thi Speaking gồm 3 phần:

Part 1: Trả lời các câu hỏi về bản thân và các chủ đề thường ngày (work, hometown, hobbies).

Phần Part 1 của bài thi IELTS Speaking thường xoay quanh việc giới thiệu bản thân và trả lời các câu hỏi về những chủ đề quen thuộc như công việc, học tập, quê quán, sở thích,… Bạn nên tìm một người thầy hay bạn cùng luyện tập để kịp thời chữa những lỗi sai cho bạn. Mặt khác, bạn vẫn có thể tự học bằng cách ghi âm lại và tự sửa sai nhưng bạn phải đảm bảo mình đã có một nền tảng tiếng Anh tốt.

Các chủ đề phổ biến ở Part 1:

  • Work (Công việc)
  • Study (Học tập)
  • Hometown (Quê quán)
  • Family & Friends (Gia đình và bạn bè)
  • Hobbies (Sở thích)
  • Transport (Phương tiện giao thông) 

Part 2: Nói về một chủ đề bất kỳ theo gợi ý trong thẻ cue card.

Phần Part 2 yêu cầu bạn trình bày một đoạn nói có cấu trúc rõ ràng về một chủ đề được cho trước và trả lời trong 1-2 phút. Bạn có 1 phút chuẩn bị để ghi chú những ý chính mình muốn nói. Đây là phần thể hiện kỹ năng diễn đạt mạch lạc và phát triển ý tưởng.

Phương pháp luyện tập:

  • Khi chuẩn bị trả lời bằng cách ghi chú, hãy luôn bám vào các câu hỏi gợi ý (cue card) để đảm bảo nội dung trả lời không bị lạc đề. Dùng các từ nối như firstly, secondly, moreover,… để liên kết câu và ý.
  • Đối với các chủ đề phổ biến như người bạn ngưỡng mộ, một sự kiện đáng nhớ, hoặc hoạt động yêu thích, hãy học cách tái sử dụng ý tưởng bằng cách thay đổi từ ngữ và ví dụ một cách linh hoạt.
  • Sau khi chuẩn bị và thực hành bài nói, hãy ghi âm lại và nghe để tự đánh giá: Mạch lạc chưa? Có lặp từ không? Ngữ điệu đã đủ tự nhiên?

Các chủ đề phổ biến của Part 2:

  • Person (Người – Một người mà bạn ngưỡng mộ, một người quan trọng trong cuộc sống,…)
  • Event (Sự kiện – Một chuyến đi thú vị, một bữa tiệc đáng nhớ,…)
  • Thing (Đồ vật – Món quà yêu thích, một đồ vật giúp bạn trong học tập,…)
  • Favorite (Yêu thích – Nơi bạn hay đến, thực phẩm yêu thích, sở thích cá nhân,…)
  • Activities (Hoạt động – Hoạt động yêu thích, điều bạn làm vào cuối tuần,…)

Part 3: Thảo luận chuyên sâu hơn về ý kiến và quan điểm cá nhân.

Phần Part 3 là phần thảo luận mở rộng, yêu cầu bạn trả lời các câu hỏi liên quan đến chủ đề của part 2 và đưa ra ý kiến, quan điểm cá nhân (personal opinion). Các câu hỏi thường yêu cầu phân tích, so sánh, hoặc dự đoán.

Phương pháp luyện tập:

  • Xây dựng câu trả lời theo cấu trúc rõ ràng:

Mở đầu: Trả lời trực tiếp câu hỏi.
Phát triển: Đưa ra lý do hoặc ví dụ chi tiết minh họa.
Kết luận: Tóm tắt nhanh bằng 1 câu khẳng định lại ý chính.

  • Học cách sử dụng các cụm từ bổ trợ để mở rộng câu trả lời như In my opinion…, From my perspective…, The main reason is that…, As a result,…
  • Chọn một số chủ đề quen thuộc, ghi âm câu trả lời và tự kiểm tra cách phát triển ý tưởng, vốn từ vựng cũng như sự trôi chảy.

2.3 Kỹ Năng Đọc (Reading)

Phần thi Đọc yêu cầu bạn phải hiểu thông tin trong các văn bản dài và phức tạp. Sẽ có khoảng 13 dạng bài phổ biến, tiêu biểu như:

  • True/False/Not Given (Đúng/Sai/Không có thông tin)  
  • Matching Headings (Nối tiêu đề)  
  • Summary Completion (Hoàn thành đoạn tóm tắt)  
  • Matching Paragraph Information (Nối đoạn văn với thông tin)  
  • Sentence Completion (Hoàn thành câu)  
  • Multiple Choice (Chọn đáp án đúng)  
  • List Selection (Chọn từ danh sách)  
  • Choosing a Title (Chọn tiêu đề)  
  • Categorization (Phân loại)  
  • Matching Sentence Endings (Nối phần kết câu)  
  • Table Completion (Hoàn thành bảng)  
  • Flow Chart Completion (Hoàn thành lưu đồ)  
  • Diagram Completion (Hoàn thành biểu đồ)  
  • Short Answer Questions (Câu trả lời ngắn)  

Kỹ năng cần thiết khi đọc bài Reading:

  • Skimming (Đọc lướt): là kỹ thuật đọc nhanh qua nội dung bài để nắm ý chính. Cần chú ý vào đoạn đầu, đoạn cuối và các câu chủ đề. Tìm kiếm các thông tin như who, what, when, where, why, which cũng như các danh từ riêng, con số, linking words.
  • Scanning (Đọc nhanh từ khóa): Tìm thông tin cụ thể, xác định từ khóa chính trong câu hỏi, sau đó quét tìm vị trí từ khóa tương tự trong bài đọc. Với kỹ thuật này, người học không cần đọc toàn bài, chỉ tập trung vào tìm kiếm chi tiết trả lời câu hỏi.

Tài liệu Reading theo 3 chặng luyện tập:

Giai đoạnMục tiêuTài liệu gợi ý
Khởi độngLàm quen với các dạng bài đọc cơ bản, xây dựng nền tảng từ vựng và chiến lược làm bài.– Basic IELTS Reading- Get Ready for IELTS Reading (Collins)
Tăng tốcLuyện tập tất cả các dạng bài thường gặp trong bài thi IELTS Reading.– Cambridge IELTS Practice Tests (1-18)- Improve your IELTS Reading Skills (Macmillan)
Về đíchThi thử, rèn luyện chiến lược và thời gian làm bài như trong phòng thi thật.– The Official Cambridge Guide to IELTS- Ielts Trainer (6 Practice Tests by Cambridge)

2.4. Kỹ Năng Viết (Writing)

Phần thi Writing thường thử thách nhiều nhất với người học mới, đặc biệt là Task 2 (bài luận 250 từ). Chính vì vậy, hãy bắt đầu từ những bài đơn giản trước.

 Cấu trúc bài thi Writing:

  • Task 1: Miêu tả biểu đồ, bảng biểu hoặc quy trình bằng ít nhất 150 từ.

Trong Task 1, bạn sẽ được yêu cầu mô tả và so sánh thông tin từ một biểu đồ cho sẵn. Một số dạng biểu đồ thường gặp bao gồm:  

  • Line graph (Biểu đồ đường)  
  • Pie chart (Biểu đồ tròn)  
  • Bar chart (Biểu đồ cột)  
  • Table (Bảng số liệu)  
  • Diagram (Sơ đồ)  
  • Map (Bản đồ)  
  • Process (Quy trình)  
  • Mixed chart (Biểu đồ hỗn hợp)  
  • Task 2: Viết luận về một vấn đề cụ thể. Đây là phần chiếm nhiều điểm nhất.

Đối với Task 2, bạn cần viết một bài tiểu luận về một vấn đề cụ thể. Bài luận này chiếm ⅔ tổng điểm của phần viết, vì vậy bạn cần chuẩn bị kỹ càng với các chủ đề phổ biến như:  

  • Health (Sức khỏe)  
  • Environment (Môi trường)  
  • Education (Giáo dục)  
  • Development (Phát triển)  
  • Globalisation (Toàn cầu hóa)  
  • Criminal (Tội phạm)  
  • Technology (Công nghệ)  
  • Government (Chính phủ)  
  • Animal (Động vật)  
  • Society (Xã hội)  
  • Teenage issues (Vấn đề thanh thiếu niên)  

 Một số tài liệu học tập:

  • Write Right – Cuốn sách này cung cấp hướng dẫn chi tiết về cấu trúc bài viết, từ vựng cần thiết và các bài tập luyện tập cụ thể.  
  • Cambridge IELTS Writing – Bộ tài liệu này có nhiều bài mẫu cho cả Task 1 và Task 2, giúp bạn làm quen với nhiều dạng bài khác nhau.  
  • The Complete Guide to IELTS Writing – Cuốn sách hướng dẫn chi tiết từng phần của bài thi Writing, cùng với cách triển khai ý tưởng và từ vựng hiệu quả.  
  • Barron’s IELTS Superpack – Bộ tài liệu cung cấp các kỹ thuật và chiến lược cụ thể để cải thiện kỹ năng viết.

Xây dựng một lộ trình học IELTS không quá khó nhưng đòi hỏi sự kiên trì và phương pháp đúng đắn. Hãy xác định mục tiêu, phát triển đồng đều cả 4 kỹ năng và thực hành hàng ngày. Nếu bạn tuân thủ lộ trình trên, chắc chắn bạn sẽ đạt số điểm mà mình mong muốn.