6.5 IELTS là một mốc điểm quan trọng cho tất cả mọi người trên con đường chinh phục IELTS. Band điểm này cho thấy thí sinh có khả năng sử dụng tiếng Anh tốt ở mức trung bình – khá. Đặc biệt, khi IETLS đóng vai trò là một phần trong học tập và công việc thì bạn càng chú trọng hơn việc đạt được mức điểm an toàn này. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn hiểu rõ nhất ý nghĩa của 6.5 IELTS và cách để đạt được điểm số mục tiêu.
Nội dung trong bài:
- Có IELTS 6.5 có được tuyển thẳng đại học không?
- Tiêu chuẩn để đạt được 6.5 IELTS
- Cấu trúc bài thi IELTS và cách luyện thi
1. Có IELTS 6.5 có được tuyển thẳng đại học không?
Đây là thắc mắc của rất nhiều các bậc phụ huynh và học sinh vì từ lâu, bằng tiếng Anh IELTS đã trở nên phổ biến trên nhiều đất nước. Và chính xác là từ năm 2020, đã có rất nhiều trường Đại học xét tuyển thí sinh có chứng chỉ Tiếng Anh IELTS. Mỗi trường sẽ có một tiêu chí xét tuyển và yêu cầu đi kèm khác nhau, thang điểm mà hầu hết các trường đưa ra là 6.5 IELTS trở lên. Cụ thể:
- Trường Đại học Kinh tế quốc dân (NEU): Thí sinh xét tuyển theo hình thức kết hợp chứng chỉ IELTS và kết quả thi THPT quốc gia cần có tổng điểm 2 môn Toán và 1 môn bất kì trên 14 điểm và IELTS từ 5.5 trở lên.
- Trường Ngoại thương (FTU): Hình thức xét tuyển tương tự với trường Kinh tế quốc dân, nhưng yêu cầu IELTS 6.5 trở lên.
- Trường Bách Khoa Hà Nội: Các thí sinh có chứng chỉ IELTS Academic từ 5.0 trở lên có thể quy đổi sang điểm thi môn Tiếng Anh tương ứng với khối thi để xét tuyển.
- Trường Y Dược TP. Hồ Chí Minh: Xét tuyển theo phương thức kết hợp với kết quả thi THPT quốc gia vào ngành Y khoa, Dược học yêu cầu IELTS 6.0 trở lên và ngành Điều dưỡng yêu cầu IELTS 5.0 trở lên.
- Các ngành Ngôn ngữ Anh: Với chứng chỉ Tiếng Anh IELTS 6.5+, bạn có thể được xét tuyển thẳng vào ngành đào tạo Ngôn ngữ Anh của các trường đại học như: Đại học FPT, Đại học Sư phạm,…
- Trường Đại học quốc gia Hà Nội: Yêu cầu để xét tuyển các khối ngành của Đại học quốc gia Hà Nội là IELTS 5.5 trở lên và tổng điểm 2 môn còn lại trên 12.
2. Tiêu chuẩn để đạt được 6.5 IELTS
Để đạt band điểm 6.5 trong bài thi IELTS, điểm số của từng kỹ năng Nghe, Đọc, Viết, và Nói sẽ được tính trung bình cộng. Bạn không nhất thiết phải đạt điểm 6.5 cho từng kỹ năng, mà có thể đạt điểm cao hơn ở một kỹ năng và bù trừ bằng điểm thấp hơn ở kỹ năng khác, miễn sao tổng điểm trung bình đạt 6.5.
IELTS tính điểm trung bình của bốn kỹ năng bằng cách cộng điểm từng kỹ năng rồi chia cho 4, sau đó làm tròn đến 0.5 gần nhất. Ví dụ:
Điểm trung bình = (Điểm Nghe + Điểm Đọc + Điểm Viết + Điểm nói) / 4
Dưới đây là các cách tính cụ thể để đạt 6.5 IELTS:
Ví dụ cách tính điểm để đạt 6.5
Trường hợp 1: Các điểm số xung quanh 6.5
- Nghe: 6.5
- Đọc: 6.5
- Viết: 6.5
- Nói: 6.5
- Tổng: (6.5 + 6.5 + 6.5 + 6.5) / 4 = 6.5
Trường hợp 2: Có điểm cao hơn và thấp hơn 6.5
- Nghe: 7.0
- Đọc: 6.0
- Viết: 6.5
- Nói: 6.5
- Tổng: (7.0 + 6.0 + 6.5 + 6.5) / 4 = 6.5
Quy tắc làm tròn
IELTS sẽ làm tròn điểm đến 0.5 gần nhất, vì vậy:
- 0.0 đến dưới 0.25: Điểm IELTS sẽ được làm tròn xuống số nguyên đầu.
- 0.25 đến dưới 0.5: Điểm sẽ được làm tròn lên 0.5.
- 0.5 đến dưới 0.75: Điểm sẽ làm tròn xuống 0.5.
- 0.75 đến dưới 1.0: Điểm số làm tròn lên số nguyên sau.
3. Cấu trúc bài thi IELTS và cách luyện thi
3.1. Nghe (Listening)
Cấu trúc bài thi
Bài thi nghe được chia thành 4 phần với độ khó tăng dần. Tổng thời gian làm bài là 40 phút, bao gồm 30 phút để nghe và làm bài cùng 10 phút cuối để điền câu trả lời vào phiếu.
- Part/ Section 1: Cuộc hội thoại giữa hai người trong bối cảnh hàng ngày.
- Part/ Section 2: Độc thoại về một chủ đề cụ thể (thường là giới thiệu một sự kiện).
- Part/ Section 3: Cuộc hội thoại giữa nhiều người, liên quan đến một chủ đề học thuật hoặc nghiên cứu.
- Part/ Section 4: Độc thoại với nội dung học thuật phức tạp.
Để đạt band 6.5+, bạn cần:
- Số câu đúng: Trả lời đúng khoảng 27 – 29 câu trên tổng số 40 câu.
- Yêu cầu về nội dung: Bạn cần hiểu ý chính và bắt được các từ khóa trong các hội thoại và độc thoại, kể cả những đoạn có cấu trúc phức tạp hoặc nội dung dài.
- Kỹ năng cần thiết: Khả năng nhận biết và ghi nhớ từ khóa, ý chính, và hiểu rõ các quan điểm của người nói trong ngữ cảnh.
Lộ trình học
Giai đoạn 1: Nếu bạn bắt đầu học từ số 0, bạn nên học chắc ngữ pháp, phát âm và trau dồi một lượng từ vựng nhất định trước đã. Bạn có thể học các kiến thức này trong các sách như Giải thích ngữ pháp tiếng Anh Mai Lan Hương, destination B1, B2 sau đó có thể kết hợp với Grammar for IELTS và Vocabulary for IELTS.
Nếu bạn đã có nền tảng tiếng Anh, bạn có thể bắt đầu luôn với việc tìm hiểu các dạng bài trong IELTS Listening, kết hợp luyện nghe cơ bản bằng cách nghe part 1 của IELTS hoặc luyện nghe các bài nghe dễ để cải thiện kỹ năng nghe. Ngoài part 1 IELTS, bạn có thể kết hợp luyện nghe bằng Mochi Listening. Đây là 1 app giúp bạn nâng trình kỹ năng nghe với lộ trình cá nhân hoá và 3 bước nghe sâu. Dựa trên trình độ của bạn, app sẽ đề xuất các video khó hơn một chút so với khả năng hiện tại để bạn tiến bộ dần dần mà không bị nản. Do đó, dù ở trình độ nào bạn cũng có thể dễ dàng tìm được bài nghe phù hợp. Ngoài ra, phương pháp nghe sâu theo 3 bước: nghe bắt âm, nghe vận dụng, nghe chi tiết sẽ giúp bạn hiểu rõ nội dung bài nghe và học được rất nhiều từ vựng cấu trúc mới.
Giai đoạn 2: Luyện nghe theo từng part của IELTS. Đây là thời gian để bạn luyện tập nhuần nhuyễn chiến thuật làm bài và tìm cách làm tối ưu nhất cho các dạng câu hỏi. Giai đoạn này, ngoài tiếp tục trau dồi từ vựng từ các bài nghe, bạn cũng nên luyện tập thói quen nghe hiểu bằng cách nghe – takenote – trả lời tại sao đáp án này lại đúng còn đáp án kia sai trong các bài dạng mutiple choice.
Giai đoạn 3: Luyện đề tổng thể. Giai đoạn này bạn sẽ làm full 1 đề 4 part. Bạn không cần làm quá nhiều đề, quan trọng nhất là bước review xem bạn hay sai ở đâu, tại sao sai và tìm cách khắc phục. Bạn có thể làm lại các đề đã làm đến khi nào đạt full điểm sẽ tiết kiệm thời gian tìm kiếm tài liệu hơn mà vẫn hiệu quả.
3.2. Đọc (Reading)
Cấu trúc đề thi
Phần Đọc của IELTS bao gồm 3 bài đọc với tổng cộng 40 câu hỏi trong thời gian 60 phút. Cấu trúc bài đọc cũng thay đổi giữa hai hình thức IELTS Academic và General Training.
IELTS Academic
- Các bài đọc sẽ có nội dung học thuật, chủ yếu lấy từ các tài liệu như sách báo, tạp chí, và nghiên cứu khoa học.
- Câu hỏi gồm nhiều dạng như: True/False/Not Given, điền từ, chọn đáp án đúng, tìm tiêu đề phù hợp, v.v.
IELTS General Training
- Các bài đọc đa dạng và thường dễ hơn so với IELTS Academic. Chúng liên quan đến cuộc sống hàng ngày như các mẩu quảng cáo, thông báo, và hướng dẫn.
Để đạt được band 6.5+ bạn cần chú ý:
- Số câu đúng:
- Đối với bài thi IELTS Academic: Đúng khoảng 27 – 29 câu trên 40 câu.
- Đối với bài thi IELTS General Training: Đúng khoảng 30 – 32 câu trên 40 câu.
- Yêu cầu về nội dung: Có thể hiểu được ý chính và các chi tiết quan trọng trong các đoạn văn học thuật. Có khả năng tìm kiếm và xác định thông tin cụ thể, hiểu cấu trúc và ngữ cảnh của bài viết.
- Kỹ năng cần thiết: Các kỹ thuật hữu ích: đọc nhanh như Skimming (đọc lướt) và Scanning (tìm thông tin), biết cách lọc từ khóa và ý chính để trả lời câu hỏi.
Lộ trình học
Giai đoạn 1: Tương tự như Listening, bạn nên chuẩn bị trước cho mình kiến thức nền tảng và bắt đầu tìm hiểu về các dạng bài
Giai đoạn 2: Làm từng passage để luyện tập cách làm, chiến thuật làm bài. Điều quan trọng là bạn cần học từ vựng rất kỹ trong giai đoạn này. Mỗi bài đọc là một kho từ vựng rất chất lượng mà bạn nên khai thác. Sau mỗi bài đọc, bạn nên lọc các từ vựng
- liên quan trực tiếp đến chủ đề bài đọc, thể hiện ý chính của câu
- các cặp từ bị paraphrase giữa bài đọc và câu hỏi. Bạn có thể bỏ qua các từ quá chuyên ngành.
Đây sẽ là cách giúp bạn cải thiện kỹ năng đọc hiểu và bạn có thể học được rất nhiều từ hữu ích cho Writing và Speaking
Ngoài ra, bạn có thể đọc thêm sách, báo, website để tăng tốc độ đọc và cải thiện khả năng tập trung. Một số kênh bạn có thể tham khảo là: Medium, School of life, The Guardian, Reader Digest.
Giai đoạn 3: Làm full đề 3 passage. Đây là giai đoạn bạn cần học cách quản lý thời gian làm bài của mình và tối ưu chiến thuật làm bài để hoàn thành trong thời gian cho phép. Sau mỗi đề, bên cạnh học từ vựng, bạn cũng cần xác định được lý do vì sao mình sai và làm lại đến khi đúng hết. Bộ IELTS Cambridge sẽ là tài liệu phù hợp nhất cho bạn trong giai đoạn này.
3.3. Viết (Writing)
Cấu trúc đề thi
Phần thi Viết gồm hai bài, yêu cầu bạn cần hoàn thành trong 60 phút. Bài thi này thường gây khó khăn nhất vì yêu cầu kỹ năng lập luận, phân tích và diễn đạt tốt.
- Task 1:
- IELTS Academic: Viết báo cáo phân tích dữ liệu từ biểu đồ, bảng biểu hoặc sơ đồ.
- IELTS General Training: Viết thư (thân mật, bán trang trọng hoặc trang trọng).
- Task 2: Viết bài luận với ít nhất 250 từ, thảo luận về một quan điểm, giải quyết vấn đề hoặc nêu lên ý kiến.
Để đạt được band 6.5+ bạn cần chú ý:
- Task 1 (Biểu đồ, Bản đồ, Quy trình):
- Bạn cần trình bày thông tin một cách tổng quát và chi tiết, có sự phân tích rõ ràng cho từng luận điểm.
- Mô tả chính xác dữ liệu và đưa ra nhận định rõ ràng về các xu hướng hoặc thay đổi quan trọng.
- Task 2 (Bài luận):
- Bạn cần phát triển ý tưởng một cách logic, thể hiện quan điểm rõ ràng và mạch lạc.
- Bài viết cần có lập luận chặt chẽ và dẫn chứng để minh họa cho các ý kiến, mặc dù không nhất thiết phải quá sâu sắc.
- Yêu cầu chung về Viết:
- Từ vựng: Biết sử dụng từ vựng phong phú và phù hợp với ngữ cảnh.
- Ngữ pháp: Có sự đa dạng trong cấu trúc câu, nhưng có thể mắc lỗi nhỏ.
- Mạch lạc: Phát triển ý rõ ràng, biết cách liên kết các đoạn văn.
Lưu ý: Một số lỗi ngữ pháp hoặc từ vựng nhỏ vẫn được chấp nhận, miễn là không làm giảm ý nghĩa của bài viết. Tuy nhiên, bạn cần tránh lặp lại nhiều lỗi và đảm bảo bài viết không mắc lỗi nghiêm trọng về cú pháp.
Lộ trình học
Giai đoạn 1: Sau khi nắm được các từ vựng ngữ pháp cơ bản, bạn nên học 3 thứ trong giai đoạn này
- Các từ vựng, cấu trúc đặc trưng của IELTS Writing như mô tả biểu đồ, xu hướng, quy trình, các từ nối…
- Các cách paraphrase thường sử dụng trong IELTS: bạn nên luyện tập paraphrase bằng cách luyện viết từng câu 1
- Cấu trúc của 1 bài IELTS Writing: bao gồm mấy phần, nội dung mỗi phần là gì, bạn nên phát triển ý như thế nào, có mấy cách để lập luận và thể hiện quan điểm của bạn là nhứng câu hỏi bạn cần trả lời đượ
Giai đoạn 2: Luyện viết theo chủ đề và chuẩn bị sườn bài mà bạn tâm đắc để luyện tập nhuần nhuyễn. Bạn có thể tham khảo các bài sample để học cách tổ chức đoạn văn, bài văn đạt điểm cao
Giai đoạn 3: Viết và tính thời gian như thi thật. Đồng thời, bạn cũng cần chấm chữa cẩn thận để không mắc lại các lỗi sai đó trong lần sau nữa.
3.4. Nói (Speaking)
Cấu trúc đề thi
Phần thi Nói diễn ra trong khoảng 11 – 14 phút, chia thành 3 phần:
- Part 1: Trả lời các câu hỏi về bản thân và các chủ đề quen thuộc (4 – 5 phút).
- Part 2: Nói về một chủ đề được đưa ra, có 1 phút chuẩn bị và 2 phút để nói (3 – 4 phút).
- Part 3: Thảo luận về các câu hỏi phức tạp hơn liên quan đến chủ đề của Part 2 (4 – 5 phút).
Để đạt được band 6.5+ bạn cần chú ý:
Ở kỹ năng nói, bạn sẽ được kiểm tra giao tiếp trực tiếp với giảng viên người nước ngoài. Người chấm thi sẽ dựa trên các yếu tố:
- Lưu loát và mạch lạc: Có thể giao tiếp một cách trôi chảy và phát triển ý trong các tình huống quen thuộc. Bạn có thể tạm dừng để suy nghĩ nhưng không ảnh hưởng đến sự mạch lạc của câu trả lời.
- Từ vựng: Sử dụng được từ vựng tương đối phong phú và phù hợp với ngữ cảnh, có thể dùng thành thạo một số cụm từ học thuật và diễn đạt ý rõ ràng.
- Ngữ pháp: Biết sử dụng cấu trúc câu đa dạng, tuy đôi lúc vẫn mắc lỗi nhỏ về ngữ pháp, đặc biệt khi dùng câu phức tạp.
- Phát âm: Phát âm rõ ràng, dễ hiểu, mặc dù có thể có chút vấn đề với giọng điệu hoặc trọng âm nhưng không ảnh hưởng lớn đến khả năng giao tiếp.
Lộ trình học
Giai đoạn 1: Vẫn là chuẩn bị kiến thức nền, tìm hiểu dạng bài và luyện tập shadowing để có phát âm tiếng Anh chuẩn hơn
Giai đoạn 2: Luyện tập theo từng part. Bạn nên soạn luôn cho mình các câu hỏi thường gặp và skeleton riêng cho từng part, nên phát triển ý thế nào, nên nói theo cấu trúc ra sao
Giai đoạn 3: Bạn cần luyện tập và bấm thời gian. Nếu bạn có thể tìm được một người cùng thực hành và đưa ra nhận xét trong giai đoạn này là tốt nhất. Hoặc bạn có thể luyện tập với các công cụ như chat GPT
Trong bốn kỹ năng trên, hai kỹ năng Listening và Reading là hai kỹ năng dễ ăn điểm hơn, đồng thời có thêm yếu tố may mắn khi làm bài thi. Vì vậy, trên lộ trình học IELTS từ 0 đến 6.5, hãy dành thời gian ôn luyện hai kỹ năng này thật tốt, điều này sẽ giúp kéo điểm overall của bạn đủ 6.5 trong trường hợp hai kỹ năng còn lại không đạt điểm như mong muốn.
Như vậy, để đạt được band điểm 6.5 trong IELTS, bạn cần cố gắng chinh phục những yêu cầu và trải qua quá trình tập trung rèn luyện. Đôi khi sự cố gắng của chúng ta không phải là con đường nhanh nhất dẫn đến mục tiêu, mà còn cần những chỉ dẫn đích xác và đặc biệt cần hiểu “con đường” bạn đang đi. Qua bài viết này, hy vọng bạn xác định được rõ ràng mục tiêu và sớm đạt được kết quả!